Quản lý sản xuất là làm gì
Trong bất kỳ một nhà máy, xí nghiệp nào cũng đều không thể thiếu công việc quản lý sản xuất và người phụ trách công việc này. Vậy quản lý sản xuất là gì? Công việc của một người quản lý sản xuất ra sao? Nếu bạn đang có những thắc mắc này thì hãy xem ngay bài viết sau đây. Bạn đang xem: Quản lý sản xuất là làm gì
I. QUẢN LÝ SẢN XUẤT LÀ GÌ?
Công việc quản lý sản xuất là gì?
1. Công việc quản lý sản xuất là gì?
Quản lý sản xuất là một giai đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các khu nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp.
Công việc quản lý sản xuất rất quan trọng trong các nhà máy: giám sát, điều phối và đảm bảo sản xuất kịp tiến độ.
2. Phương pháp quản lý sản xuất
Hiện nay có 3 phương pháp quản lý sản xuất được các doanh nghiệp sản xuất áp dụng:
- Phương pháp quản lý tổ chức dây truyền: Tính liên tục là đặc điểm chủ yếu của sản xuất dây truyền. Muốn đảm bảo tính liên tục thì phải chia nhỏ quá trình sản xuất thành từng bước công việc nhỏ theo một trình tự hợp lý nhất. Mỗi nơi làm việc được phân công chuyên trách một bước công việc nhất định.
- Phương pháp quản lý sản xuất theo nhóm: Đặc điểm là không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc, dụng cụ để sản xuất từng loại chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm, dựa vào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn. Các chi tiết trong cùng nhóm được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy.
- Phương pháp đơn chiếc: Tổ chức sản xuất chế biến sản phẩm từng chiếc một hay từng đơn đặt hàng nhỏ. Theo phương pháp này người ta không lập quy trình công nghệ một cách tỷ mỷ cho từng sản phẩm mà chỉ quy định những công việc chung.
II. NHÂN VIÊN QUẢN LÝ SẢN XUẤT
Để một máy sản xuất hoạt động trơn tru và hiệu quả không chỉ cần những công nhân mà còn cần sự thông minh và khả năng quản lý, sắp xếp công việc hiệu quả của những nhân viên quản lý sản xuất.
Nhân viên quản lý sản xuất
1. Nhân viên quản lý sản xuất là gì?
Nhân viên quản lý sản xuất là người giám sát những hoạt động thường ngày của nhà sản xuất và những nhà máy liên quan. Quản lý sản xuất cũng tham gia kết hợp, lên kế hoạch, chỉ đạo các hoạt động để tạo ra một loạt các hàng hóa như ô tô, thiết bị máy tính, giấy…
Quản lý sản xuất có thể được cụ thể hóa qua những chức danh: tổ trưởng sản xuất, quản đốc sản xuất…
2. Các kỹ năng quản lý sản xuất
Sau đây là các kỹ năng quản lý sản xuất hiệu quả nhất:
- Kỹ năng tổ chức sản xuất:quan trọng nhất trong số các kỹ năng quản lý sản xuất. Người quản lý phải là người nắm bắt được những yêu cầu, chỉ tiêu sản xuất, đặc trưng của sản phẩm để có kế hoạch tổ chức sản xuất hợp lý nhất. Hoạt động tổ chức sản xuất cần đảm bảo độ chính xác cao, tính khoa học và tính khả thi trong đó.
- Định mức lao động và áp dụng mức lao động tại tổ sản xuất: Người quản lý phải hiểu rõ được đặc trưng của từng công đoạn, từng đội sản xuất để có kế hoạch chi tiết định mức và yêu cầu cụ thể. Việc định mức và tổ chức các nhóm lao động không chính xác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả quá trình, đến dây chuyền làm việc của cả đội sản xuất.