Lĩnh vực fmcg là gì
Khái niệm Hàng tiêu dùng nhanh (Tiếng Anh: Fast-Moving Consumer Goods – FMCG hay còn có tên khác Consumer Packaged Goods – hàng tiêu dùng đóng gói – CPG) là những sản phẩm bán nhanh với chi phí khá thấp như bánh, kẹo, sữa, cao su, trái cây, rau quả, giấy vệ sinh, soda, bia…
FMCG là viết tắt của từ gì? FMCG trong tiếng Anh là gì?
Các sản phẩm gia dụng như những sản phẩm được sử dụng trong làm sạch và giặt ủi, thuốc không kê đơn, thực phẩm và hàng chăm sóc cá nhân chiếm phần lớn trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Tuy nhiên, các sản phẩm như hàng nhựa, văn phòng phẩm, dược phẩm và đồ điện tử tiêu dùng cũng được đặt trong hàng tiêu dùng nhanh.
Bạn đang xem: Lĩnh vực fmcg là gì
Gần như tất cả mọi người trong thế giới đều sử dụng hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) mỗi ngày. FMCG chiếm hơn một nửa tổng chi tiêu của người tiêu dùng.
Bao bì là rất quan trọng đối với FMCG. Để trở nên thành công trong phân khúc FMCG rất năng động và sáng tạo, một công ty không chỉ phải làm quen với người tiêu dùng, thương hiệu và hậu cần, mà còn phải hiểu rõ về bao bì và quảng bá sản phẩm
Biên lợi nhuận trên các sản phẩm FMCG có thể tương đối nhỏ, nhưng chúng thường được bán với số lượng lớn; do đó, lợi nhuận tích lũy trên các sản phẩm đó có thể là đáng kể.
Các tiêu chí xếp loại các mặt hàng thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh – FMCG
Đặc điểm chính của FMCG
Từ góc độ người tiêu dùng
Mua hàng thường xuyênCần ít nỗ lực để lựa chọnGiá thấpTuổi thọ ngắnTiêu thụ nhanhTừ góc độ tiếp thị
Khối lượng lớnLợi nhuận thấpMạng lưới phân phối rộngDoanh thu caoVậy, Những tiêu chí để xếp hạng sản phẩm vào nhóm ngành hàng FMCG:
Hành vi mua lặp lại của khách hàng caoLợi nhuận trên từng sản phẩm thấoThời gian sử dụng ngắnGiá sản phẩm thấpKênh phân phối nhiều cấp. Tức là nhà sản xuất không phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.Điện thoại có thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG không?
Nếu lấy ví dụ đơn giản hơn, các mặt hàng có thể liệt kê vào FMCG thì vô vàn lắm: rượu bia, nước giải khát, bánh kẹo, dầu gội sữa tắm, nước rửa bát lau sàn, thuốc lá, thậm chí nước mắm, gia vị bột nêm, etc. Thú vị là kể cả Điện thoại, Tai nghe, hay MP3 cũng được liệt vao FMCG, nhưng được liệt kê dưới cái tên riêng hơn: Fast-Moving Consumer Electronics, và là loại hàng-bền dùng với vòng đời tầm 1 năm do nhu cầu dân tình thay đồ công nghệ nhanh chóng mặt với hàng loạt sự cải tiến và bùng nổ kỹ thuật mới ngày càng hiện đại. Do đó Microsoft Phones, Samsung, Apple, hay Oppo cũng đều là những nhãn hàng thuộc ngành này.
Phân loại ngành hàng tiêu dùng
Cấu trúc ngành hàng tiêu dùng
Ngành hàng tiêu dùng được chia thành 2 nhánh chính FMCG và Non-FMCG:
Nhánh FMCG – ngành hàng tiêu dùng “nhanh”
Ngành hàng FMCG bao gồm các nhóm ngành nào?
Đúng như tên gọi của nó, các sản phẩm thuộc nhánh này mang tính chất được sử dụng nhiều. Chu kì sử dụng nhanh và liên tục. Ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nhanh thường được phân loại hai nhóm lĩnh vực chính:
Food – Đồ ăn, thức uốngSữa, thức uống dinh dưỡngThực phẩm đã qua chế biếnĐồ uống (có cồn và không cồn)…Non-food – “không ăn được”Sản phẩm chăm sóc cá nhân (dầu gội, kem đánh răng, sữa tắm, băng vệ sinh…)Thuốc lá…Nhánh Non-FMCG – ngành hàng tiêu dùng “chậm”
Gồm các sản phẩm mang đặc tính mua một lần, sử dụng lâu dài và thường có vòng đời sản phẩm lớn hơn một năm. Có thể chia các sản phẩm thuộc nhánh Non-FMCG vào các nhóm:
Ô tôĐồ điện tử gia dụng (một số mặt hàng điện tử được xếp vào mặt hàng tiêu dùng nhanh vì công nghệ thay đổi liên tục khiến người tiêu dùng hay thay thế sản phẩm mới nhanh hơn)Hàng may mặc, giày dépHàng cao cấp…Sự khác nhau giữa ngành hàng tiêu dùng nhanh – FMCG và ngành bán lẻ – Retail
Đó chính là khách hàng mục tiêu
Ngành bán lẻ thì tập trung vào người tiêu dùng cuối cùng. Còn FMCG thì tập trung vào những thành viên kênh phân phối như đại lý hoặc các nhà bán lẻ. Hiểu một cách đơn giản, ngành bán lẻ là tập hợp toàn bộ các công ty/cửa hàng/cá nhân bán sản phẩm cho người dùng cuối. Thông qua cửa hàng bán lẻ truyền thống, website thương mại điện tử trực tuyến hoặc các kênh bán hàng qua điện thoại
Ví dụ: Gucci hay Nike được xem là những công ty thuộc ngành hàng FMCG. Nhưng họ cũng vẫn có những cửa hàng độc quyền. Chính vì lý do này mà ranh giới giữa 2 ngành đang càng ngày bị lu mờ. Nhưng sự thật là chúng hoàn toàn khác nhau.
Xu hướng và triển vọng nhóm hàng tiêu dùng nhanh – FMCG năm 2019

Rất nhiều những cơ hội nghề nghiệp dành cho bạn khi gia nhập thị trường việc làm trong các doanh nghiệp thuộc ngành FMCG. Dưới đây là một vài ví dụ dành riêng cho bạn:
Quản lý phụ trách vấn đề sức khỏe và an toàn (Health and Safety Manager)
Công việc này đòi hỏi người nhân sự phải duy trì và kiểm soát các vấn đề về sản phẩm phải đáp ứng những tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đã đặt ra. Bên cạnh đó, người quản lý cũng phải nảy sinh ra những ý tưởng mới phù hợp cho các chương trình đào tạo và phát triển nhân lực trong phòng ban.
Khi báo cáo công việc cho các nhà quản lý cấp cao hơn, người nhân sự phải điều tiết và có những điều chỉnh hệ thống hợp lý để đáp ứng những tiêu chuẩn và yêu cầu từ trên tổng đã đặt ra.
Quản lý bán hàng (Sales Manager)
Công việc này đòi hỏi người nhân sự phải liên tục học hỏi và phát triển kỹ năng, sao cho bắt kịp với xu thế của thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu.
Người quản lý cũng phải điều tiết và kiểm soát những khía cạnh như tăng trưởng lợi nhuận, phát triển dịch vụ, sao cho thích hợp với chi phí và các hoạt động quản lý nội bộ trong doanh nghiệp.
Quản lý cổ tức nội bộ (Stock Control Manager)
Là một nhà quản lý cổ tức, người nhân sự có trách nhiệm phân phối cổ tức cho các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp. Người quản lý cần thường xuyên cập nhật quy trình kiểm soát cổ tức, sao cho phù hợp với sự phát triển và thay đổi của doanh nghiệp.
Nhà phân tích quy trình (Procurement Analyst)
Người nhân sự cần có sự hiểu biết sâu sắc về các hoạt động của doanh nghiệp và các đối tác cung cấp hàng hóa trong chuỗi cung ứng, nhằm đưa ra những bản phân tích chiến lược về doanh nghiệp dưới nhiều góc độ. Công việc này đòi hỏi nhân lực phải có kỹ năng phân tích và diễn giải số liệu từ các quy trình hệ thống nội bộ trong doanh nghiệp.
Tất cả những kỹ năng trên nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm, tối đa hóa hiệu quả trong công việc, cùng đưa ra những quan điểm chuyên sâu về hoạt động của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại.
Trưởng bộ phận kiểm soát các nguồn lực (Head of Sourcing)
Công việc này đòi hỏi người nhân sự phải đề xuất các kế hoạch chiến lược nhằm cân đối các nguồn lực cần thiết trong doanh nghiệp, như giữ mức giá sản phẩm ở mức thấp nhất có thể, mà vẫn đảm bảo chất lượng và đáp ứng tiêu chuẩn đã được đề ra.
Mục tiêu của người nhân sự này là duy trì những lợi thế về nguồn lực mà doanh nghiệp đang nắm giữ, nhằm đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Bộ phận làm việc quan trọng trong kinh doanh FMCG theo thứ tự từ cao xuống thấp là gì?
Giám đốc kinh doanh quốc gia (National Sale Manager)Giám đốc kinh doanh khu vực (Regional Sale Manager)Giám đốc kinh doanh vùng (Area Sale Manager)Giám sát kinh doanh (Sale Supervisor)Đại diện kinh doanh (Sale Representative)Nhân viên kinh doanh (Sale Man)Bên trên là tổng quan các kiến thức liên quan đến ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG, một số công ty hàng đầu trong ngành FMCG, các tiêu chí xếp loại các mặt hàng thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh – FMCG…